Ưu và nhược điểm của vải kaki và vải jean khi may quần áo bảo hộ
1. Vải Kaki

Kaki là loại vải được dệt từ sợi cotton và sợi tổng hợp hoặc 100% là sợi cotton với đặc tính là khá cứng và dày. Dựa vào thành phần hóa học mà chia thành nhiều loại vải kaki phổ biến là: kaki cotton, kaki liên doanh, kaki tĩnh điện và kaki polyester:
Kaki polyester
Loại vải này được làm từ sợi tổng hợp, không giãn khi giặt, khá thô và không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên chỉ thường dùng để may tạp dề hoặc nón tại các nhà hàng, quán ăn mà thôi.
Kaki cotton/kaki liên doanh/kaki tĩnh điện
Được dệt từ sợi bông tự nhiên, không quá dày nên tạo cảm giác thoáng mát và dễ chịu cho người mang. Đây cũng là loại vải được ưa chuộng để may quần áo bảo hộ xây dựng, công nhân, xưởng sản xuất, xưởng chế tạo cơ khí, ngành điện, … hiện nay. Loại vải này đã được người dân Việt Nam sử dụng từ rất lâu vì độ bền cao theo đúng quan niệm của ông cha ta “ăn chắc mặc bền”. Khi dùng để sản xuất quần áo bảo hộ sẽ giúp bảo vệ làn da và cơ thể người lao động tốt hơn. Loại vải này không chỉ dùng để may đồ bảo hộ mà còn dùng để may những bộ đồ thời trang trên thị trường. Chất liệu này có nhiều màu sắc đa dạng, bền chắc và phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.

Ưu điểm của vải kaki:
- Vì cấu trục dệt rất chắc chắn nên cực kỳ bền, không bị xù lông và cũng ít nhăn khi mặc.
- Chất vải rất thoáng mát, thấm hút mồ hôi cao, dễ giặt sạch và nhanh khô.
- Màu sắc bền, không bị phai theo thời gian và có thể nhuộm thành màu khác.
- Vải Kaki cotton có rất nhiều màu sắc từ trầm ấm đến tông lạnh phù hợp với mọi lứa tuổi và ứng dụng tốt trong mọi hoàn cảnh.
Nhược điểm của vải kaki:
Thông thường người ta chỉ dùng vải kaki cotton để may quần áo bảo hộ hoặc quần short, quần dài, áo khoác, … Vì loại vải này không phù hợp để may thành những bộ quần áo có thiết kế cầu kỳ, sẽ không đẹp mắt.
2. Vải jean (vải bò)

Nhiều người lầm tưởng vải jean và vải denim là 1, nhưng 2 chất liệu vải này hoàn toàn khác nhau. Vải jean xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn được các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng yêu thích nhất định.
Có thể nói rằng vải jean có một sức hút kỳ lạ, khi dùng để may đồ bảo hộ lao động lại mang đến cho người mặc sự trẻ trung, thoải mái. Ai dám nói quần áo bảo hộ trông thô cứng nữa đâu?
Ưu điểm:
+ Độ bền:
Trong tất cả các loại vải trên thế giới, thì vải jean được đánh giá cao nhất về độ bền. Chất liệu này có cấu trúc cực kỳ chặt chẽ, không dễ bị sờn, rách hay hỏng như các loại vải khác. Những sản phẩm đồ bảo hộ được may từ vải jeans có thể sử dụng trong thời gian rất dài. Nếu biết cách bảo quản đúng thì một bộ đồ bảo hộ vải jean có thể mặc được đến 10 năm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều người lao động, doanh nghiệp, cá nhân chọn mua đồ bảo hộ này. Sản phẩm giúp họ tiết kiệm nhiều chi phí bỏ ra (tính theo thời gian dài), cũng như không phải mất quá nhiều thời gian đặt may mặc lại đơn hàng mới.
+ Phong cách:
Chưa tính đến đồ bảo hộ, trong tủ quần áo của chúng ta phải có ít nhất một món đồ được may từ vải jean. Trong giới thời trang lại càng không thể thiếu chất liệu này. Vải jean mang đến một phong cách cá tính đầy ấn tượng và không gây nhàm chán cho bạn dù đã mang trong thời gian dài.
+ Thoải mái:
Tất cả những sản phẩm làm từ vải jean, bao gồm đồ bảo hộ lao động đều tạo được sự thoải mái, thông thoái nhất cho người mặc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chúng xuất hiện nhiều tại các nhà xưởng, công trình, xây dựng, … vì nó giúp người mặc có thể tập trung tốt hơn vào công việc, tăng hiệu suất cho công ty.
Nhược điểm:
+ Co giãn kém:
Đây có thể là nhược điểm lớn nhất của vải jean. Chính vì thế, nó không phù hợp với những hoạt động mạnh. Khi chọn mua đồ bảo hộ vải jean thì bạn nên mua hơi rộng 1 tý, đừng quá ôm sẽ gây cảm giác bí bách, khó thở nếu làm xuyên suốt 1 thời gian dài.
+ Lâu khô:
Vì vải jean khá dày, độ hút ẩm của nó cũng không cao nên thường lâu khô. Ngoài ra, người ta thường dùng quần áo bảo hộ bằng vải jean vào những thời điểm trời se lạnh (mùa đông) nhiều hơn.
Ngoài ra, trên thị trường còn rất nhiều loại vải tốt thường dùng để may đồ bảo hộ như: vải cotton, vải Pangrim Neotex Hàn Quốc, vải lanh, sợi Polyester, … Bạn có thể tham khảo chúng rõ hơn để mua được quần áo đúng với nhu cầu.